Trang chủ / Tin Y Khoa / Tai biến từ mốt niềng răng

Tai biến từ mốt niềng răng

Dịch vụ niềng răng, dùng dụng cụ điều chỉnh răng khấp khểnh (gọi chung điều chỉnh nha)… đang được nhiều người sử dụng với mục đích thẩm mỹ để có hàm răng khoẻ đẹp, nhất là chị em phụ nữ.

  1. Đau hàm, chết tuỷ… do chỉnh nha

Sau gần một tháng sống chung với dụng cụ niềng, bệnh nhân thấy đau hàm, ăn uống khó khăn, không thoải mái nói chuyện. Cơn đau ngày một tăng nên phải nhập viện kiểm tra. Kết quả phát hiện do niềng răng không đúng kỹ thuật.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm hai hàm xô lệch toàn bộ, răng hàm trên không chạm răng hàm dưới, khiến bệnh nhân không thể nhai kỹ thức ăn, dẫn đến đau dạ dày, hệ tiêu hoá rối loạn. au sáu tháng đeo niềng, răng đẹp đâu không thấy, chỉ thấy đau hàm, đau đầu, ăn uống khó khăn, chân răng hở ra. Nghĩ đây là quá trình răng đang chỉnh, sau đó sẽ ổn, nên bệnh nhân cố gắng chịu đựng. Thế nhưng, càng để càng đau nhức. Đến khi không chịu nổi, bệnh nhân mới đến bệnh viện khám thì tá hoả do đeo niềng không đúng cách đã dẫn đến chết tuỷ, răng lung lay sắp rụng.

2. Chỉnh nha không phải chuyện đùa

Niềng răng có nhiều loại, trong đó hai loại chính là chỉnh nha tháo lắp (loại hàm mà bệnh nhân tự tháo ra lắp vào, vật liệu này Việt Nam tự làm được) và chỉnh nha cố định (mắc cài gắn trực tiếp lên răng, vật liệu phải nhập ngoại).

Hiện kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là chỉnh nha cố định, có nghĩa người bệnh được gắn mắc cài (là các hạt bằng kim loại, sứ hoặc nhựa) lên mặt răng và bác sĩ lắp các sợi dây cung thép vào các hạt này để giúp răng di chuyển.

Loại mắc cài cố định sẽ giúp di chuyển răng hiệu quả theo ba chiều không gian. Sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân cần tái khám mỗi tháng một lần, phải đánh răng cẩn thận để tránh thức ăn bám vào gây sâu răng.

Đã có nhiều người quan niệm điều chỉnh nha là việc đơn giản, chỉ cần cho bệnh nhân đeo thiết bị chỉnh nha là xong. Cần nhấn mạnh một điều, đeo niềng nói riêng và điều chỉnh nha nói chung, không phải chuyện đùa.

Thực tế cho thấy phương pháp điều trị này rất phức tạp và khó khăn. Người bị điều chỉnh nha không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, các răng không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm…

Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ răng, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài.

3. Không nên niềng răng để khoẻ hơn

Kỹ thuật đeo niềng răng không có giới hạn độ tuổi. Ở nước ngoài, bệnh nhân đến 70 tuổi vẫn có thể thực hiện được, còn ở Việt Nam cũng đã có những trường hợp đến 65 tuổi. Sau khi niềng răng, không nên ăn thức ăn cứng, dai, dính vì sẽ làm tuột mắc cài. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật và giải phẫu răng cho phép, thì kết quả sau khi niềng xong sẽ ổn định suốt đời.

Nguồn: TS.BS Phạm Như Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi đang xử lí yêu cầu của bạn..Vui lòng đợi sau ít phút


Warning: mysqli_select_db() expects parameter 1 to be mysqli, string given in /home/nhmesv3m/public_html/wp-content/themes/flatsome/footer.php on line 38