Trang chủ / Tin Y Khoa / Các phương pháp xác định tương quan tâm

Các phương pháp xác định tương quan tâm

Tương quan trung tâm là vị trí tham chiếu lồi cầu trong điều trị phục hồi khớp cắn và là điều kiện tiên quyết để điều trị thành công. Do đó, tương quan trung tâm luôn được xác định trước khi tiến hành các điều trị liên quan khớp cắn. Bốn yếu tố then chốt trong các phương pháp xác định tương quan trung tâm bao gồm:

• Thư giãn cơ: Cơ chân bướm ngoài dưới phải thư giãn
• Hoạt động xoay quanh trục: Thao tác hoặc vận động hàm của bệnh nhân giới hạn ở hoạt động xoay thuần tuý.
• Không tạo lực nén ép lên khớp: Thao tác từ thầy thuốc không tạo lực nén ép lên khớp, vì có thể làm căng dây chằng thái dương hàm
• Ổn định và tái lập được: Cần thực hiện nhiều lần để kiểm tra tính ổn định và tái lập được.
Có rất nhiều phương pháp xác định tương quan trung tâm, nhưng trên nguyên tắc chung, có thể chia thành hai nhóm phương pháp: kỹ thuật bệnh nhân hướng dẫn (patient guided technique) và kỹ thuật thầy thuốc hướng dẫn (operator guided technique).

Kỹ thuật bệnh nhân hướng dẫn
Kỹ thuật bệnh nhân hướng dẫn là những phương pháp được sử dụng đầu tiên trong xác định tương quan trung tâm. Có nhiều phương pháp theo kỹ thuật bệnh nhân hướng dẫn được nhiều tác giả đề xuất như Schuyler (1932), Goodfriend (1933), Niswonger (1934)…, nhưng ở đây chỉ trình bày một số phương pháp tiêu biểu được sử dụng trên lâm sàng, bao gồm:
• Phương pháp đồ hình Gisy (1910)
• Phương pháp Schuyler (1932)
• Phương pháp Shanahan (1955)

Kỹ thuật thầy thuốc hướng dẫn
Kỹ thuật thầy thuốc hướng dẫn ra đời sau các kỹ thuật bệnh nhân hướng dẫn, nhưng phát triển mạnh hơn và được ưa chuộng hơn. Hiện nay, đa số các nhà lâm sàng sử dụng các kỹ thuật thầy thuốc hướng dẫn trong xác định tương quan trung tâm. Nhiều kỹ thuật thầy thuốc hướng dẫn đã phát triển theo thời gian và được sử dụng phổ biến có thể kể như:
• Phương pháp hướng dẫn điểm cằm (Lucia – 1960)
• Phương pháp Lucia jig (Lucia – 1964)
• Phương pháp thước lá (Long – 1973)
• Phương pháp hai tay (Dawson – 1973)
• Phương pháp Roth (Roth – 1981)
• Phương pháp hướng dẫn cằm ba ngón (Celenza – 1984)
• Phương pháp thước Woelfel (Woelfel – 1986)
• Phương pháp Slavicek (Slavicek – 1989)
Ưu điểm của những phương pháp thầy thuốc hướng dẫn là giúp ghi và chuyển tương quan trung tâm vào giá khớp để có thể thực hiện các điều trị phục hồi khớp cắn. Các phương pháp trên có thể phân chia thành ba nhóm phương pháp chính là phương pháp một tay, phương pháp hai tay và phương pháp sử dụng phương tiện hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi đang xử lí yêu cầu của bạn..Vui lòng đợi sau ít phút