Không thể đánh giá màu chính xác nếu thiếu ánh sáng. Điều đáng nói ở đâu là không chỉ mỗi ánh sáng là đủ mà còn phải có chất lượng ánh sáng tốt nữa. Việc này đòi hỏi Nha sĩ phải sử dụng đúng đèn và có cường độ ánh sáng phù hợp.
Cường độ sáng
Cường độ sáng (hay độ sáng) là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đường kính đồng tử ở mắt. Sự xác định màu sắc chính xác chỉ đúng khi vật thể nằm dọc trục thị giác (nghĩa là hình ảnh của chúng rơi vào hố thị giác (fovea)). Hố thị giác (fovera) nằm ở trung tâm võng mạc, chứa lượng tế bào nón cao nhất, nhờ đó giúp khả năng nhận thức màu tốt nhất.
Mắt người chỉ đọc màu chính xác nhất khi đồng tử giãn ra vừa để lộ các tế bào nón trong hố thị giác. Sự thích ứng này tạo điều kiện cho Nha sĩ phân tích màu và so màu tốt hơn. Cường độ ánh sáng được khuyến cáo là từ 1000 đến 1000 lux, được xác định bằng ánh sáng kế.
Nguồn sáng chuẩn
Năm 1931, CIE (Hội đồng Ánh sáng Quốc tế) phân loại nguồn sáng thành 3 loại chuẩn là A, B và C và sau đó có thêm phân loại D, E và phân loại không chính thức F.
A: đèn Vonfam với nhiệt độ màu 2856K, tạo ra ánh sáng màu vàng đỏ
Nhiệt độ màu được đo bằng Kelvin (K). Nhiệt độ Kelvin càng cao dẫn đến màu lạnh hơn, ngược lại thấp hơn cho thấy màu ấm hơn. K dao động từ 1000K đến 10000K.
B: đèn Vonfram cùng với bộ lọc lỏng để mô phỏng ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ màu khoảng 4847K. Ngày nay rất ít sử dụng
C: đèn Vonfram cùng với bộ lọc lỏng để mô phỏng ánh sáng mặt trời gián tiếp, nhiệt độ màu khoảng 6774K.
Tuy vậy, nguồn sáng C không mô phỏng ánh sáng mặt trời hoàn hảo vì trong đó có rất ít tia cực tím.
Nguồn: Color in Dentistry, A Clinical Guide to Predictable Esthetíc – Stephen J.Chu, Irena Sailer, Rade D.Paravina, Adam J. Mieleszko.