TS.BS Nguyễn Trung Kiên – Phó chủ nhiệm Bộ môn gây mê Bệnh viện Quân 103 đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, chủ trì Hội Thảo…

Tham dự Hội thảo có bà Tạ Giang, Giám đốc Trung tâm giải pháp Y khoa Quốc tế Mesi, đồng thời là trưởng ban tổ chức chương trình và gần 200 khách mời là các Bác sĩ nha khoa đại diện các bệnh viện, trung tâm, phòng khám và sinh viên các trường y phía Bắc.

Phát biểu tại hội thảo, bà Tạ Giang đã nêu lên tầm quan trọng của việc “chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê”, đồng thời nhấn mạnh việc ngộ nhận các biến cố xảy ra khi sử dụng thuốc tê do ‘Sốc phản vệ’ là nguyên nhân dẫn tới cách xử lý nhầm lẫn, gây nên những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Nhận thức được sự nguy hiểm này, bà Tạ Giang chia sẻ: Việc cần thiết nhất hiện nay là phải huấn luyện cập nhập kiến thức về ngộ độc thuốc tê cho tất cả nhân viên y tế có sự dụng thuốc tê trong công việc hàng ngày, phần nào giúp họ hiểu đúng và đủ về công việc chuyên môn của mình. Với mong muốn có cách nhìn toàn diện về chuyên môn nên đây là động lực để Mesi tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê” tại Hà Nội.

THS NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

Bà Tạ Giang, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Y khoa Quốc tế MESI khai mạc Hội thảo

Tiếp theo hội thảo, TS.BS Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh: Đây là một vấn đề đang được dư luận, đặc biệt là Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam quan tâm nên cần trang bị cho nhân viên y tế nhận thức đúng về chẩn đoán, cấp cứu và điều trị ngộ độc thuốc tê toàn thân. Do đó, Trung tâm Mesi sẽ  tiếp tục tổ chức tại hội thảo về chủ đề này tại Thành phố Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ trong thời gian tới. Đây sẽ là tiền đề để giúp cộng đồng y khoa chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và có cái nhìn đúng đắn để dự phòng và điều trị và ngộ độc thuốc tê.

Với chuyên đề “Chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê”, TS.BS Nguyễn Trung Kiên đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố nguy cơ, dự phòng và cập nhật phác đồ điều trị ngộ độc thuốc tê mới nhất của Hiệp hội Gây tê vùng và Giảm đau Hoa kỳ. Trong đó, nêu rõ những các bước điều trị ngộ độc thuốc tê toàn thân và nội dung này đã nhận đươc sự quan tâm rất lớn của bác sĩ và sinh viên các trường tham dự Hội thảo.

THS NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

TS.BS Nguyễn Trung Kiên – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Gây mê Bệnh viện Quân y 103 – Ủy viên Ban chấp hành Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam

Sau đó, TS.BS Nguyễn Trung Kiên chia sẻ câu chuyện “Cô gái phú ngộ độc thuốc gây tê nhổ răng” được cứu sống đăng tải trên trang Vnexpress: Bệnh nhân chẩn đoán nhanh bị ngộ độc thuốc tê, ngay lập tức bác sĩ nguyễn Hoài Nam chỉ định truyền tĩnh mạch thành dòng nhũ dịch Lipofudin20% với tác dụng cấp cứu giải độc nhanh.

Để hiểu rõ và đúng trong vấn đề này TS.BS Nguyễn Trung Kiên cho rằng: Sử dụng thuốc tê không phải là đặc quyền của bác sĩ gây mê hồi sức mà hiện nay đang được sử dụng bởi rất nhiều nhân viên y tế khác. Vậy nếu như không phải bác sĩ gây mê mà sử dụng thuốc tê gặp ngộ độc thuốc tê thì điều gì sẽ xảy ra và họ sẽ đối diện với tình huống đó như thế nào nếu không hiểu về liều lượng và nguy cơ ngộ độc thuốc tê, đặc biệt là hiểu biết về chẩn đoán, cấp cứu ngộ độc thuốc tê? Để có thể chẩn đoán, cấp cứu điều trị thành công biến chứng này, nhân viên y tế nói chung và bác sĩ gây mê hồi sức nói riêng cần được trang bị kiến thức, tập huấn thường xuyên về nội dung này.

Như chúng ta đã biết: Một nghiên cứu khảo sát tại một Bệnh viện ở nước Anh năm 2010 cho thấy 36% nhân viên y tế không phải bác sĩ gây mê không biết cách tính liều thuốc tê, khoảng 50% bác sĩ ngoại khoa sử dụng thuốc tê hàng ngày nhưng chỉ 50% trong số đó biết tính liều thuốc tê chính xác. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra chỉ có 7% bác sĩ không phải gây mê hồi sức biết sử dụng lipofudin cấp cứu ngộ độc thuốc tê. Vậy câu hỏi được đặt ra là ngộ độc thuốc tê xảy ra với một người không phải bác sĩ gây mê hồi sức, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về chẩn đoán, cấp cứu điều trị thì điều gì sẽ xảy ra?

TS.BS Nguyễn Trung Kiên chia sẻ tiếp: Thứ nhất mình phải trang bị cho họ biết đâu là ngộ độc thuốc tê và sốc phản vệ. Trong khi sốc phản vệ với thuốc tê rất hiếm gặp thì ngộ độc thuốc tê có tỷ lệ gặp cao hơn. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Gây tê vùng và Giảm đau Hoa kỳ, các bệnh nhân được sử dụng thuốc tê mà có biểu hiện thay đổi về thần kinh, về tim mạch thì nên nghĩ tới ngộ độc thuốc tê để xử trí trước, với thuốc đầu tay là nhũ dịch lipid 20%. Sốc phản vệ với thuốc tê hiếm gặp hơn, nên nếu xử trí theo hướng này mà dùng adrenalin liều cao thì tỷ lệ cấp cứu thành công càng sẽ ít đi.

TS.BS Nguyễn Trung Kiên cho biết thêm nếu bản chất là ngộ độc thuốc tê mà chúng ta xử lý theo hướng sốc phản vệ thì xác suất cấp cứu thành công cho bệnh nhân lại ngày càng ít đi… do đó chỉ cần nhận thức và áp dụng nó là thành công tốt.

THS NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

Các bác sĩ đặt câu hỏi trong việc ‘’chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê’’

Những thông tin của TS.BS Nguyễn Trung Kiên tại hội thảo đã thu hút được sự tham dự, lắng nghe, thảo luận tích cực, chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận sôi nổi của gần 200 khách mời là bác sĩ, sinh viên y khoa. Các khách mời tham dự đã nhận thức được đầy đủ những thông tin, phác đồ điều trị, chính xác, cập nhật được cung cấp tại hội thảo cũng như tầm quan trọng của việc “’chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê”.

Hội thảo khép lại sau tràng vỗ tay và sự hân hoan của các khách mời. Dù trong hoàn cảnh nào, sự cố nào xảy ra thì người thầy thuốc vẫn luôn xác định: sứ mệnh, tôn chỉ hoạt động của của chúng ta là lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của người bệnh và đó là trọng trách mà nhân dân giao phó cho ngành y tế.

Trung tâm giải pháp Y khoa Quốc tế Mesi là đơn vị mới được thành lập vào đầu năm 2018, được ra đời với mong muốn hỗ trợ những công cụ tối ưu nhất giúp nâng cao hiệu quả công việc cũng như tạo cảm hứng đam mê nghề nghiệp đến đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam. Hiện tại, trung tâm đang hoạt động trên 3 lĩnh vực chính bao gồm đào tạo, tư vấn và đầu tư. Tầm nhìn của Mesi trong thời gian tới mong muốn sẽ trở thành tổ chức hàng đầu về đào tạo y khoa Việt Nam.

Nguồn: Báo Gia đình và Pháp Luât