Gây tê tại chỗ là một trong những kỹ thuật nằm lòng trong điều trị nha khoa. Vậy có những phương pháp gây tê tại chỗ nào? Thực hiện như thế nào là hiệu quả?
- Gây tê bề mặt trong điều trị nha khoa
Đây là cách thức gây tê bằng việc áp đặt trực tiếp vào bề mặt niêm mạc một lượng thuốc tê có khả năng thẩm thấu hay tạo lạnh làm tê các đầu mút của những sợi thần kinh ngoại biên. Tác dụng tê ngắn, chỉ can thiệp các trường hợp dễ, nhanh như: nhổ răng lung lay nhiều, chích áp xe, lấy cao răng,…
- Bôi tê:
– Dùng những thuốc có tính thẩm thấu nhanh qua niêm mạc như dung dịch Lidocaine 10% hay dung dịch Benzocaine 4% hoặc 10%.
– Kỹ thuật: Sát khuẩn, lau khô vùng định gây tê, dùng 1 viên bông thấm thuốc, bôi lên vùng niêm mạc quanh chân răng nhổ chờ 1 vài phút cho thuốc tê ngấm rồi can thiệp nhanh.
- Phun tê:
– Lidocaine 10% đựng trong những chai có ống phun khí dung dịch. Sử dụng bằng cách phun thuốc tê cho tia thuốc vào ngay vùng niêm mạc muốn gây tê, chờ vài phút rồi can thiệp.
– Ethyl Clorua (Kelen) làm tê bằng cách bay hơi thật nhanh làm hạ nhiệt độ xuống thấp tạo tê. Sử dụng bằng cách cầm chai thuốc dốc ngược và đầu hướng về phía gây tê. Sau đó, tia thuốc xịt cách niêm mạc 2 cm rồi đưa xa từ từ đến cách 15cm. Chờ cho lớp này tan đi rồi xịt lần 2. Khi vùng gây tê trắng ra thì can thiệp.
- Gây tê tại chỗ bằng cách tiêm thuốc tê:
- Các loại thuốc tê: Articaine, Bupivacaine, Lidocaine, Mepivacaine, Prilocaine
– Phương pháp:
- Gây tê niêm mạc
* Răng 1 chân:
– Ở mặt ngoài tiêm 2 mũi:
+ Mũi 1 cách cổ răng 3- 5 mm, đâm kim chạm xương thẳng với thân răng hợp với lợi góc 45 độ, tiêm ¼ ml dung dịch thuốc tê từ từ.
+ Mũi 2 tiêm ngay sau đó cách cổ răng 15mm vào ngách lợi tương ứng với cuống răng khoảng ½ đến 1 ml.
– Ở mặt trong (phía lưỡi) có thể tiêm thêm 1 mũi phụ nữa, đâm kim như mặt ngoài nhưng không nên tiêm dưới màng xương vì đau và có khả năng gây tai biến viêm màng xương và máu tụ. Tiêm khoảng ½ ml cách cổ răng 3-5 mm.
Sau khi tiêm chờ 5-10p để thuốc tê có tác dụng gây tê và kéo dài 30 – 40 p.
* Răng nhiều chân:
– Ở mặt ngoài tiêm 3 mũi:
+ Mũi 1 ở phía gần, mũi 2 phía xa thân răng cách cổ răng 3 – 5mm, mỗi mũi 1/2 – 1 ml.
+ Mũi 3 tiêm ngay sau đó cách cổ răng 15 mm khoảng 1/2 -1 ml dung dịch thuốc tê, cách tiêm như ở răng 1 chân.
– Ở mặt trong: tiêm 1 mũi giống như răng 1 chân nhưng hàm trên thì tiêm cách cổ răng 15mm. Còn hàm dưới thì cách cổ răng 3 – 5mm.
- Gây tê dây chằng
Kỹ thuật: Đâm kim đứng song song với trục của răng ở phía gần và xa mép kim ép sát chân răng muốn nhổ, xuống sâu càng tốt, yêu cầu có 1 sức ép mạnh.
Bài viết trên đây đã tổng hợp một số các kỹ thuật gây tê tại chỗ được sử dụng nhiều trong điều trị nha khoa. Hi vọng các bạn có thể học hỏi thêm được những kiến thức cũng như cách thức tiến hành chúng một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: sưu tầm