Những lỗi trong thực hành Chỉnh nha có thể gặp ở các bước chẩn đoán; lập kế hoạch điều trị; thực thi các kỹ thuật điều trị trong tiến trình điều trị. Ở bài viết này, xin được đề cập đến các lỗi cơ bản trong thực thi các kỹ thuật trong tiến trình điều trị.
1. Gắn mắc cài sai:
1.1. Sai vị trí: Đây là lỗi mà các BS RHM rất hay gặp
– Sai theo chiều đứng: làm cho răng nún hoặc trồi, hậu quả là hàm răng gập ghềng so với mặt phẳng nhai. Điều này khác với việc ta thiết lập vị trí mắc cài đồng loạt dịch về phía rìa cắn hoặc nướu có chủ ý theo kế hoạch.
– Theo chiều ngang: làm cho chiếc răng xoay gần hoặc xa (Rotation), hậu quả làm cho cung răng không đều, thậm chí chen chúc.
– Theo chiều trục của răng: làm cho chiếc răng này nghiêng ngoài ý muốn (Tip), hậu quả là không thể đạt được sự ăn khớp hai hàm.
1.2. Sai kỹ thuật gắn: hậu qủa là bong mắc cài,tràn chất gắn vào khe cánh mắc cài dẫn tới không buộc chặt được dây cung
1.3. Gắn mắc cài toàn bộ một cách máy móc:Trong nhiều trường hợp cần trì hoãn gắn MC 1 vài răng hoặc 1 hàm, nhưng do thiếu cân nhắc cứ gắn MC toàn bộ 2 hàm hậu quả là “lợi bất – cập hại”
2. Quên bẻ đuôi (bend back)
Trong 1 số trường hợp ta cần ngăn chặn sự tiến ra trước của các răng cửa, tình trạng này xảy ra ngay ở giai đoạn Aligment. Dù là mới đặt dây 0.12 Niti ta cũng cần khoá thật chặt đuôi dây, nhưng trong các ca cần cho tiến răng cửa ra trước thì khoá đuôi dây sẽ cản trở mục tiêu này.
3. Thay dây không hợp lý (tiến trình đi dây)
Khi mới thực hành Chỉnh nha thông thường có tâm lý vội vàng.Thay nhiều dây vừa tốn dây (hao xu) vừa mất thời gian, gần đây tại hạ thực hiện tiến trình đi dây cơ bản như sau:
– Niti 0.12 hoặc 0.14 hoặc 0.16
– Niti 0.16
– HAN 18 x 25
– Niti 19 x 25
– SS 19 x 25
4. Buộc dây cung không hợp lý
Vấn đề này lỗi là do không nắm chắc được giai đoạn nào cần tăng ma sát cho dây cung, giai đoạn nào cần giảm ma sát. Với loại MC thông thường ta buộc bằng chỉ thép và chun buộc có sự khác biệt về tính ma sát, khi buộc dây cung vào khe MC bằng chun buộc sẽ làm răng ma sát, cản trở đóng khoảng bằng cơ chế trượt.
5. Đóng khoảng sớm:
– Đóng khoảng trên dây không đủ cứng
– Đóng khoảng khi răng chưa thẳng hàng (không chụp phim kiểm tra chân răng)
6. Sử dụng lực quá mạnh
Dùng chun chuỗi để đóng khoảng có ưu điểm là tiện, dễ thực hiện nhưng gặp phải vấn đề là lực quá mạnh mà thoái lực lại rất nhanh (đặc biệt là mua phải loạichun kém chất lượng). Khi tại hạ mới bắt đầu sử dụng thì thấy “hả hê” sau đó vấp rồi mới thấy đau.
7. Chậm sử dụng thun liên hàm
Việc thực hiện cơ học hai hàm chậm chễ và không chặt chẽ (cái này do BN) làm kéo dài thời gian điều trị, thậm trí không đạt được tương quan răng theo mong đợi.
8. Điều trị duy trì không chặt chẽ
Điều trị duy trì không chặt chẽ dẫn đến hậu quả là tái phát, thấy thật là nuối tiếc công của mình và công của BN.
Nguồn: Diễn đàn nha sĩ Sài Gòn