Alexander đã đúc kết kinh nghiệm trong hơn 30 năm điều trị chỉnh nha thành 15 nguyên tắc điều trị chỉnh nha nhằm đảm bảo thành công.
-
Nguyên tắc 1: nguyên tắc 3 độ
Nguyên tắc này liên quan đến độ nghiêng ngoài trong răng cửa dưới. Nghiên cứu Alexander cho thấy răng cửa dưới trong trường hợp điều trị chỉnh nha không nhổ răng không được nghiêng ngoài hay nghiêng trong quá 3 độ tương ứng với khoảng 1 mm theo chiều trước sau. Trường hợp cần nới rộng hoặc kéo lùi răng cửa dưới hơn 1 mm trong chỉnh nha không nhổ răng, cần phải sử dụng mắc cài có độ torque về phía lưỡi hay phía môi để đảm bảo độ nghiêng răng cửa không thay đổi quá 3 độ. Khi sử dụng mắc cài torque môi hay torque lưỡi có thể phải kết hợp thủ thuật cắt xương vỏ. Ngoài ra khi nới ra trước còn phải đánh giá cẩn thận dạng sinh học nướu. Nếu nướu mỏng quá sẽ có nguy cơ tuột nướu.
Những trường hợp cắn sâu nhất là khớp cắn hạng II chi 2, cả răng cửa trên và răng cửa dưới thường nghiêng trong. Lúc này răng cửa dưới nên được nới rộng ra trước, giảm độ nghiêng trong.
Trường hợp bệnh nhân hô xương ổ răng hai hàm, răng cửa dưới nghiêng nhiều ra trước nên được kéo lui. Thông thường chỉnh nha trong trường hợp này đa số phải nhổ răng và có thể sẽ phải kéo lùi răng cửa dưới nghiêng trong lớn hơn 3 độ.
-
Nguyên tắc 2
Mặt phẳng hàm dưới thay đổi càng ít càng tốt, ngoại trừ trường hợp tương quan xương đóng . Trường hợp tương quan xưởng mở, việc kiểm soát mặt phẳng hàm dưới rất quan trọng , nhất là trường hợp hạng II với tương quan xương mở, vì khi di xa răng cối sẽ làm thay đổi mặt phẳng hàm dưới.
-
Nguyên tắc 3
Độ nghiêng ngoài trong răng cửa trên phải đảm bảo hướng dẫn răng trước . Góc nghiêng răng cửa còn tùy thuộc vào tương quan xương đóng hay mở. Nhưng trong mọi trường hợp, độ nghiêng ngoài trong phải đảm bảo nhả khớp răng sau trong vận động ra trước.
-
Nguyên tắc 4
Góc trục răng cửa của người Châu Âu lý tưởng nhất trong khoảng 125 độ – 134 độ. Ở người Châu Á góc trục răng cửa khoảng 120 độ – 130 độ.
-
Nguyên tắc 5
Tương quan xương theo chiều trước sau hạng I là lý tưởng nhất, với góc ANB 1- 3 độ. Với khớp cắn hạng II, tương quan xương có thể đạt được hạng I bằng cách kiềm hãm tăng trưởng hàm trên hoặc kích thích phát triển hàm dưới. Với tương quan xương hạng III, nếu nguyên nhân do kém phát triển hàm trên có thể sử dụng biện pháp kích thích tăng trường hàm trên nhưng nếu nguyên nhân là do quá triển hàm dưới thì giải pháp chỉnh nha đơn thuần không thể giải quyết được. Những trường hợp này, phải chấp nhận điều trị ngụy trang hoặc phải điều trị phẫu thuật.
-
Nguyên tắc 6
Thẩm mĩ mặt nhìn nghiêng: đường H đi từ Pog’ tiếp tuyến môi trên nên chạm nhẹ môi dưới và chia đôi trụ mũi (hình 1). Thẩm mĩ mặt nhìn nghiêng theo tiêu chuẩn này thực sự không áp dụng được trên người Việt Nam, do đặc điểm giải phẫu chủng tộc của người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với người phương Tây. Trên người Việt Nam, hiện chỉ có số liệu về khoảng cách từ môi trên và môi dưới đến đường thẩm mĩ E (hình 2). Khoảng cách từ môi trên và môi dưới đến đường thẩm mĩ E bình thường là -0,7 ± 2,8 (mm) và 0,8 ± 2,7 (mm)
-
Nguyên tắc 7
Độ rộng răng nanh hàm dưới cần được duy trì và nếu nới rộng thì không quá 1mm (Hình 3). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu nới rông vùng răng dưới sẽ dễ gây tái phát nhất.
-
Nguyên tắc 8
Độ rộng răng cối hàm trên (tính từ mặt trong răng cối thứ nhất hàm trên khoảng 34 – 38mm là tốt nhất (hình 4) Trường hợp độ rộng răng cối hàm trên nhỏ hơn khoảng cách này gọi là hẹp hàm trên và cần điều trị nới rộng hàm.
-
Nguyên tắc 9
Hình dạng cung răng lý tưởng và ổn định nhất là khi có dạng bầu dục
-
Nguyên tắc 10
Đường công spee càng phẳng càng ổn định. Làm phẳng đường công spee là mục tiêu quan trọng trong điều trị chỉnh nha. Đường công spee có thể làm phẳng bằng cách làm lún răng cửa dưới tương đối hoặc tuyệt đối. Lún răng cửa dưới tương đối thường được thực hiện ở trẻ em và lún tuyệt đối thường được thực hiện ở người trưởng thành.
-
Nguyên tắc 11
Khớp cắn chức năng là khớp cắn ổn định nhất sau điều trị. Khớp cắn chức năng bao gồm các yêu cầu:
- Tương quan hạng I răng nanh
- Tương quan cắn phủ và cắn chìa bình thường
- Hướng dẫn răng trước
- Chức năng răng nanh
- Tương quan trung tâm trùng lồng múi tối đa
Theo quan điểm khớp cắn, tương quan trung tâm không nhất thiết phải trùng với lồng múi tối đa.
-
Nguyên tắc 12
Vị trí chân răng sâu điều trị chỉnh nha cần đạt được
- Với các răng trước, chân răng nên phân kỳ trên cả hai hàm
- Trường hợp cắn sau, sau điều trị răng 6 dưới nên được dựng trục
- Các chân răng song song vùng nhổ răng
-
Nguyên tắc 13
Mô nha chu phải khỏe mạnh, không tiêu xương, không tụt nướu sau điều trị chỉnh nha. Để tránh những biến chứng làm tổn hại mô nha chu, cần lưu ý việc sử dụng lực nhẹ và tránh những di chuyển răng có nguy cơ gây tổn hại mô nha chu nới rộng răng ra trước.
-
Nguyên tắc 14
Khớp thái dương hàm ổn định, không bị quá tải và không bị ép sau điều trị chỉnh nha. Những trường hợp có vấn đề khớp thái dương hàm khi điều trị chỉnh nha nên tham vấn các chuyên gia khớp thái dương hàm và cần được đánh giá trước, trong và sau điều trị chỉnh nha.
-
Nguyên tắc 15
Thẩm mĩ mặt và thẩm mĩ nụ cười cần phải được cải thiện sau điều trị chỉnh nha. Thẩm mĩ mặt và nụ cười là tiêu chí quan trọng trong đánh giá điều trị chỉnh nha thành công (hình 5). Sau điều tri chỉnh nha, những yếu tố sau phải đạt được
- Đường giữa không bị lệch
- Răng ở vị trí thẩm mĩ
- Đường cười cân bằng
- Cung cười cân bằng
- Không bị tam giác đen hành lang má.